Video Motion Graphics là hình thức truyền thông Marketing được đón nhận bởi nhiều doanh nghiệp vì những hiệu quả to lớn mà nó mang lại. Vậy thì video Motion Graphics là gì? và cách làm video Motion Graphics cần phải trãi qua những công đoạn như thế nào? Nếu có cùng thắc mắc về vấn đề này, mời bạn cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Video Motion Graphics là gì?

Đúng với tên gọi của nó, video Motion Graphics là sự giao thoa giữa các yếu tố thiết kế đồ hoạ (Graphics) và sự chuyển động của chúng (motion). Qua đó giúp truyền tải thông điệp thông qua các hình ảnh chuyển động, thường được sử dụng trực quan hoá cả text, hình khối, vector,… và được thiết kế thành các concept nhất định.

Tuy nhiên một video Motion Graphics không chỉ giới hạn ở những yếu tố này. Nhiều dạng video khác có thể được sử dụng nhằm mục đích tạo sự chuyển động của đồ hoạ, chẳng hạn có thể kể đến như hoạt hình truyền thống, hoạt hình đa phương tiện kết hợp với nhiếp ảnh và cảnh quay người thật đóng, thậm chỉ có thể là cả hoạt hình 3D.

Bằng vào sự kết hợp của âm thanh như âm nhạc, lồng tiếng mà video Motion Graphics có thể đem đến cho người xem nhiều khung bậc cảm xúc khác nhau, truyền tải được những câu chuyện thu hút ánh nhìn khán giả.

Những lợi ích video Motion Graphics đem lại

Video Motion Graphics là công cụ kể chuyện linh hoạt

Nếu bạn đã từng sử dụng các video bằng các cảnh quay Live Action (cảnh quay thật), thì bạn hẵn là phải hiểu rõ về những bất lời trong loại hình này:

Còn đối với Motion Graphic thì khác, nó đã thực sự cung cấp cho bạn nhiều công cụ mà từ đó xây dựng được những câu chuyện có chiều sâu. Âm nhạc đi kèm với những hình ảnh tuyệt đẹp đều có thể kết hợp với nhau và từ đó tạo ra những nội dung thu hút ánh nhìn của người xem.

Trên hết, Motion Graphic còn cho phép bạn đưa vào những câu chuyện chỉ cần qua vài hình ảnh mà không phải chịu sự bó buộc bởi các giới hạn của các video phát sóng trực tiếp (có thể kể tới như diễn viên, thiết bị, địa điểm,…)

Điều này thực sự hữu ích khi bạn muốn truyền tải đến khán giả những câu chuyện đầy cảm xúc. Nhờ vào hiện tượng lan toả cảm xúc mà con người ta có thể ngay lập tức đồng cảm và phản ánh lại chính cảm xúc đó mà ta đã trải nghiệm được thông qua màn hình.

Đây chính là một phần lý do vì sao bạn cảm thấy vui sướng trong một bộ phim hài tình cảm và cảm thấy sợ hãi trong một bộ phim kinh dị). Vậy nên, bạn muốn tìm kiếm được những cảm xúc đến từ khán giả thì không thể bỏ qua đến một cách thức tuyệt vời như Motion Graphic video.

Video Motion Graphics là một trải nghiệm thụ động

Dựa theo nghiên cứu của Wyzowl, người dùng dành ra tận 19 giờ hàng tuần để xem các nội dung của video. Thực sự đây không phải là một điều đáng ngạc nhiên. Tôi vẫn còn nhớ lý do tại sao tôi lại vui sướng trong một buổi học khi được xem video bài giảng trong lớp học, đồng nghĩa với việc tôi đã chẳng phải làm điều gì trong khoảng thời gian đó.

Motion Graphic cũng vậy, khán giả không cần phải đọc, khám phá hay vắt óc suy nghĩ, họ chỉ việc nhấn nút “play” và ngồi đó tận hưởng. ( hãy nhớ rằng phần lớn người dùng thích thú với việc xem hơn là phải dành thời gian để đọc một nội dung nào đó). 

Tóm lại, khi bạn muốn truyền tải một nội dung, một thông điệp đến với khán giả thì Motion Graphic là một phương án hiệu quả để người xem dễ dàng tiếp thu nội dung hơn.

Video Motion Graphics chắt lọc thông tin đến người xem

Giao tiếp bằng hình ảnh trở nên hiệu quả hơn vì bộ não con người có thể xử lý thông tin ấy dường như là ngay lập tức. Đây là lí do vì sao mà bạn sẽ dễ hiểu một sự việc hơn nếu được chính mắt nhìn thấy chúng. Thông qua hình ảnh, Motion Graphics giúp chia nhỏ sự phức tạp của các mẩu thông tin, truyền tải dễ dàng hơn thông điệp của các thương hiệu đến người dùng một cách rõ ràng và dễ hiểu hơn. 

Điều này đặc biệt mang lại lợi ích lớn đến: 

Có thể sử dụng lại video Motion Graphics

Giờ đây, các nền tảng trên mạng xã hội và truyền thông đều đang sử dụng video cho nhiều việc, bạn có thể mở rộng sự phổ biến của chúng ở nhiều nơi bằng nhiều cách khác nhau, kéo dài vòng đời các chiến dịch quảng cáo của bạn. Ngoài ra bạn còn có thể chia nhỏ video để tạo ra nhiều nội dung phù hợp cho nhiều nhóm đối tượng khác nhau, có thể thêm Motion Graphics vào các bài trình bày Slides hoặc cả Ebooks.

Điều này còn thực sự đúng nếu các Motion Graphic gồm một chủ đề thường xanh. Thời gian mà bạn bỏ ra để tạo một video sẽ được đền đáp xứng đáng bằng việc có thể sử dụng lại nó qua thời gian nhiều năm. (Tìm hiểu thêm về cách content strategy được chia nhỏ như nào sẽ giúp bạn tạo thành công nhiều hơn các video Motion Graphics của mình)

Motion Graphics cung cấp lượng lớn thông tin trong một khoảng thời gian ngắn

Hầu hết các Motion Graphic đều dài trong khoảng 30 giây cho đến 3 phút, điều này hữu ích dành cho bạn mong muốn sẽ đạt được hiệu quả trong một thời gian ngắn.

Với sự kết hợp giữa hình ảnh và chuyển động đi cùng với âm thanh sinh động thì giúp đỡ quá trình nhận biết và xử lý thông tin diễn ra dễ dàng hơn mà chỉ với những giây ngắn ngủi trong video.

Những gì có thể giải thích trong một bài viết 1.500 từ có thể chỉ được hiển thị tại 1 phút video. Các quy trình phức tạp thì có thể trong 15 giây.

Vì thế, các Motion Graphic có thể được dùng trong nhiều phương tiện khác nhau như 

Hướng dẫn cách làm video Motion Graphic

Lên ý tưởng, kịch bản

Bước đầu tiên trong cách làm video motion graphic là khởi đầu với một kịch bản. Làm video motion graphic thường ngắn chỉ từ 30 giây đến 3 phút, điều này đồng nghĩa với việc bạn cần có một kịch bản đủ hay để trình bày chi tiết lời thoại hoặc định hướng câu chuyện.

Như đã nói ở trên, để sáng tạo kịch bản cho video, bạn hay tự đặt cho bản thân những câu hỏi sau:

Khi soạn thảo kịch bản, bạn cần xem xét phần nào trong câu chuyện có thể truyền đạt đến khán giả một cách tốt nhất:

Lập bảng phân cảnh Storyboard

Sau khi bạn có được kịch bản của mình, bạn có thể bắt đầu việc hình dung nó trong bảng phân cảnh. Storyboard là công đoạn khớp nối những ý tưởng và giọng đọc lại với nhau sao cho mượt mà nhất có thể.

Đây là lúc bạn tập hợp những kịch bản và hình ảnh lại với nhau và bắt đầu xem sản phẩm cuối cùng thành hình. Đây không chỉ là bảng phân cảnh, diễn biến hành động của các nhân vật trong kịch bản mà đây còn được xem như là bước đệm để điều chỉnh những sai số trong kịch bản và bố trí giọng đọc sao cho hợp lý.

Tuỳ vào sở thích hay thói quen mà các hoạ sĩ sẽ lựa chọn vẽ storyboard trên máy hoặc là các công cụ như Boarrddfissh, Storyboard,… 

Lưu ý tại bước này là bạn sẽ không cần phải vẽ storyboard nếu bạn sự dụng template. Ở đây các template sẽ mang đầy đủ về mặt bối cảnh, kích thước, chuyển động, font chữ. Một số nguồn phần mềm làm video motion graphic có thể kể đến như Motion Array, Envato Elements, Adobe Essential Graphics Panel,…

Lên chuyển động cho video

Ở bước này, tại mỗi phân cảnh nhỏ cho video, bạn cần lên nhiều chuyển động sao cho phù hợp. Công việc này được diễn ra đồng thời với các hoạt động lắp ghép, chèn thêm hiệu ứng hoạt động,…

Ngoài ra thì việc lên màu cho video cũng có tầm ảnh hưởng lớn cho video, bạn cần thử đồng thời  nhiều hiệu ứng, nhiều màu sắc để có thể đưa ra quyết định cuối cùng cho video motion graphic của mình.

Một vấn đề cần lưu ý là ở mặt thời gian, tốc độ video có thể tạo ra hoặc phá vỡ tính logic trong video của bạn, quá vội vàng thì khán giả sẽ không hiểu được thông điệp mà thương hiệu đang gửi gắm, còn quá chậm thì bạn sẽ đánh mất sự chú ý của mọi người.

Các phần mềm làm video motion graphic được nhiều editor sử dụng có thể kể đến như Adobe After Effect, The Foundry Nuke,… Ngoài ra, motion graphic premiere cũng được lòng nhiều người khi có thể làm video trên phần mềm premiere chuyên nghiệp.

Thu âm và lồng âm thanh vào video

Giai đoạn thu âm và lồng tiếng này là khi mọi thứ kết hợp với nhau để nhận được thành quả cuối cùng.

Một vài điểm lưu ý khi sử dụng âm thanh cho video motion graphics:

Xuất video và nhận feedback

Sau khi hoàn thiện video motion graphic theo đúng ý muốn của bạn, hãy xuất video và thu thập thêm các ý kiến đóng góp của người khác để lấy kinh nghiệm cho những sản phẩm tiếp theo.

Kỹ năng cần có để làm video motion graphic

Kỹ năng thiết kế đồ họa
Cần phải có khả năng thiết kế đồ họa để tạo ra các phần tử đồ họa trong video motion graphic. Kỹ năng này bao gồm việc sử dụng các công cụ thiết kế để tạo ra các hình ảnh, biểu đồ, biểu tượng và các phần tử khác.

Kỹ năng làm việc với phần mềm đồ họa
Cần phải có kỹ năng làm việc với các phần mềm đồ họa như Adobe Photoshop, Illustrator, After Effects, Premiere Pro, v.v. để tạo ra các phần tử đồ họa và hiệu ứng chuyển động trong video motion graphic.

Kỹ năng sáng tạo và tư duy khác biệt
Cần phải có khả năng sáng tạo và tư duy khác biệt trong việc tạo ra các ý tưởng và cốt truyện cho video motion graphic. Kỹ năng này giúp tạo ra các video motion graphic độc đáo và thu hút khán giả.

Kỹ năng thực hiện dự án và quản lý thời gian
Cần phải có khả năng thực hiện dự án và quản lý thời gian để hoàn thành video motion graphic đúng hạn. Kỹ năng này bao gồm việc lập kế hoạch, phân công nhiệm vụ và quản lý tiến độ dự án.

Kỹ năng xử lý âm thanh
Âm thanh là một phần quan trọng trong video motion graphic, cần phải có khả năng xử lý âm thanh để tạo ra các hiệu ứng âm thanh độc đáo và phù hợp với nội dung của video.

Kỹ năng viết kịch bản
Viết kịch bản là một phần quan trọng trong quá trình làm video motion graphic, giúp xác định được thông điệp cần truyền tải và cốt truyện của video.